CÁC KIẾN THỨC VỀ BỐ CỤC

CÁC KIẾN THỨC VỀ BỐ CỤC

BỐ CỤC

-Part 01-

“Muốn thiết kế đẹp hơn à? Cứ làm nhiều dần dần là tự cảm nhận được!”

Bạn thấy câu trên nghe quen không? ???
Xin chào các bạn, mình là Đeo đã trở lại đây!
Bắt đầu từ giờ, mình sẽ dành thêm thời gian để viết một series về Bố cục, như bạn thấy ở tiêu đề. Nếu có những thắc mắc, câu hỏi hoặc những chủ đề mà bạn muốn mình viết tới, hãy thoải mái comment ở bên dưới nhé. ^^
OK let’s go!!!
Như tiêu đề về Bố Cục các bạn có thể thấy, trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ… không nói về Bố Cục.
Mà thay vào đó, hãy dành chút thời gian nói đến một vấn đề khác đã:
“ĐẸP”
Thế nào là đẹp?
Tại sao ta lại thấy một số người/vật, được số đông còn lại công nhận là đẹp?
(Như người viết bài này rất đẹp trai chẳng hạn)

CC: “Vẻ đẹp không nằm ở đôi má hồng của người thiếu nữ, mà ở trong mắt của kẻ si tình.”

Delnary: Hoàn toàn đồng ý, đẹp hay xấu thực sự tùy mắt mỗi người nhìn và là quan điểm cá nhân.

Nhưng tồn tại điều này trong thiết kế sẽ dẫn đến gì?
  • Khó chia sẻ ý tưởng vì không có cơ sở chung, mà chỉ dựa trên góc nhìn cá nhân.
  • Dễ gây tranh cãi, do góc nhìn và quan điểm mỗi người khác nhau.
  • Gây hoang mang (đặc biệt là với những người mới bắt đầu) khi không biết phải bắt đầu từ đâu, mà cảm nhận thì rất khó để đo lường.
  • Khó tăng trình độ vì không thực sự có định nghĩa về các cấp độ cụ thể.
(Bạn đang ở cấp độ (Level) nào? Cấp cao hơn bạn là cấp nào? Rất khó để trả lời đúng không?)
  • Thiết kế không có tính thống nhất, không có quy trình và sự khoa học. (Vì mỗi cá nhân trong một team có ý kiến khác nhau, thậm chí ý kiến của cùng một cá nhân đó mỗi năm có thể lại một khác)
  • vv..vvv..
Vậy chúng ta cần làm thế nào, để có sự thống nhất chung trong vấn đề này?
Hãy yên tâm vì chúng ta không phải những người đầu tiên đặt vấn đề với câu hỏi này, những nhà toán học cổ đại cũng những có câu hỏi tương tự:
“Làm sao để đo lường được cái ĐẸP?”
Họ đã nghiên cứu và phân tích rất nhiều, và hóa ra cái làm con người có xu hướng tập trung hoặc bị thu hút liên quan rất nhiều đến tỉ lệ. Một trong những tỉ lệ kinh điển nhất mà bạn có thể từng nghe là Tỉ Lệ Vàng – Golden Ratio, vốn thực chất có ở khắp nơi trong tự nhiên như cây cối, động vật, con người, vỏ sò … (H1). Cũng chính vì vậy nên Golden Ratio rất quen thuộc với bạn, bạn lớn lên cùng với nó, mà có thể không nhận thức đến nó.
Túm lại về cơ bản, nếu bạn thấy một khuôn mặt dễ nhìn (chưa bàn tới đẹp) thì nó liên quan rất nhiều đến tỉ lệ của khuôn mặt đó (Khoảng cách giữa mắt với lông mày, độ lớn của mũi với toàn bộ khuôn mặt,…) (H2)
Tương tự như thế với cơ thể người.
Quy lại với khía cạnh mỹ thuật của cái đẹp thì ta thường xét tới :
  • Sự đối xứng (Symmetry)
  • Tỉ lệ phân bố (Propotion)
  • Phương pháp để sắp xếp các yếu tố hài hòa
  • vv..vvv..

CC: Nhưng những điều này liên quan thế nào đến bố cục?

Delnary: Khi nói đến Bố Cục của một hình ảnh, ta nói đến sự sắp xếp của những yếu tố tạo nên hình ảnh đó. Thay đổi sự sắp xếp, hình ảnh sẽ xuất hiện theo một cách khác (tương tự như khi bạn thay đổi thứ tự tay-chân của con người ấy). Ngoài ra, một trong những mục đích cơ bản của Bố Cục là làm ta cảm thấy hình ảnh dễ nhìn, mà tương tự như đã đề cập bên trên, tỉ lệ của các yếu tố giúp ta rất nhiều trong việc này.

Túm lại, mục đích cao siêu cuối cùng của việc học Bố Cục là để ĐẸP!
Chia sẻ bởi Hưng Delnary

Không có mô tả ảnh.Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang cười

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">HTML</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Chuyển đến thanh công cụ