
VẤN ĐỀ #01: ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN (ASTN) – Part 1-
Nhắc đến ánh sáng, ta thường có thể phân chia làm 2 loại:
1. Ánh sáng trực tiếp: Nguồn sáng chiếu thẳng vào vật thể, giúp chúng ta nhìn thấy vật thể.
2. Ánh sáng gián tiếp: Nguồn sáng không chiếu thẳng vào vật thể, nhưng vẫn giúp ta nhìn thấy vật thể (ví dụ chiều tối đen xì, trong nhà không bật điện nhưng ta vẫn có thể nhìn thấy được)
1. Ánh sáng trực tiếp: Nguồn sáng chiếu thẳng vào vật thể, giúp chúng ta nhìn thấy vật thể.
2. Ánh sáng gián tiếp: Nguồn sáng không chiếu thẳng vào vật thể, nhưng vẫn giúp ta nhìn thấy vật thể (ví dụ chiều tối đen xì, trong nhà không bật điện nhưng ta vẫn có thể nhìn thấy được)
Trong ASTN, thì Mặt Trời/Mặt Trăng sẽ thuộc Ánh sáng trực tiếp. Còn Bầu Trời sẽ thuộc Ánh sáng gián tiếp .
ASTN có rất nhiều hình thái, và sự khác nhau giữa chúng có thể siêu to khổng lồ!
Nguồn sáng chính trong ASTN là Mặt Trời – một em gái đỏng đảnh thay đổi xoành xoạch.
Em gái Mặt Trời có tốc độ thay đổi chóng mặt! Tùy theo thời gian trong ngày, tùy theo điều kiện thời tiết mỗi buổi, mà em ý có thể chuyển từ cứng(?!) sang mềm(?!), từ mạnh(?!) sang nhẹ(?!), từ lạnh sang ấm nóng(?!) hoàn toàn khác nhau!
Em gái Mặt Trời có tốc độ thay đổi chóng mặt! Tùy theo thời gian trong ngày, tùy theo điều kiện thời tiết mỗi buổi, mà em ý có thể chuyển từ cứng(?!) sang mềm(?!), từ mạnh(?!) sang nhẹ(?!), từ lạnh sang ấm nóng(?!) hoàn toàn khác nhau!
Thế nhưng không phải là không thể tán đổ em Mặt Trời. Muốn tán đổ em ý, trước tiên chúng ta cần phải hiểu tính cách và lúc nào em ý thay đổi, và nếu em ý thay đổi thì thay đổi như thế nào? Đó chính là mục đích của loạt bài viết này! Ok, let’s go!!
Đầu tiên xét về 1 nguồn sáng chúng ta thường quan tâm đến 3 yếu tố:
• Vị trí (Cao >< Thấp, Đông – Tây – Nam – Bắc; hay nói cách khác là tọa độ x,y,z): Ảnh hướng tới hướng chiếu sáng, và hướng bóng đổ (Bài sau mình sẽ nói rõ về các hướng chiếu sáng và tác động của chúng tới vật thể)
• Màu sắc: Ảnh hưởng tới cảm giác về không gian và cảm xúc (H1)
• Độ lớn (so với vật thể được chiếu): Ảnh hưởng ánh sáng mềm hay cứng, từ đó mang nhiệm vụ chiếu sáng khác nhau (H1)
• Vị trí (Cao >< Thấp, Đông – Tây – Nam – Bắc; hay nói cách khác là tọa độ x,y,z): Ảnh hướng tới hướng chiếu sáng, và hướng bóng đổ (Bài sau mình sẽ nói rõ về các hướng chiếu sáng và tác động của chúng tới vật thể)
• Màu sắc: Ảnh hưởng tới cảm giác về không gian và cảm xúc (H1)
• Độ lớn (so với vật thể được chiếu): Ảnh hưởng ánh sáng mềm hay cứng, từ đó mang nhiệm vụ chiếu sáng khác nhau (H1)
Được rồi, vậy bây giờ xét tới em Mặt Trời theo 3 yếu tố bên trên. Yếu tố 1. Vị trí, em ý bị ảnh hưởng bởi thời gian, như các bạn đã biết. Còn lại yếu tố 2. và 3. thì thường bị ảnh hưởng bởi:
I. Tán xạ (Hoặc mình gọi cách khác là nảy bật cho dễ hiểu hơn nhé! ^^)
II. Mây che
—————————————————————————————–
I. Tán xạ (Hoặc mình gọi cách khác là nảy bật cho dễ hiểu hơn nhé! ^^)
II. Mây che
—————————————————————————————–
I. Tán xạ – nảy bật:
Như các bạn đã biết, ánh sáng trắng từ em Mặt Trời bao gồm dải 7 màu tạo thành (dải quang phổ), với bước sóng dài ngắn khác nhau. (H2,H3). Điều hay ho ở đây là bầu khí quyển của anh bạn Trái Đất làm nảy bật ánh sáng với bước sóng ngắn tốt hơn là bước sóng dài.
Như các bạn đã biết, ánh sáng trắng từ em Mặt Trời bao gồm dải 7 màu tạo thành (dải quang phổ), với bước sóng dài ngắn khác nhau. (H2,H3). Điều hay ho ở đây là bầu khí quyển của anh bạn Trái Đất làm nảy bật ánh sáng với bước sóng ngắn tốt hơn là bước sóng dài.
Đây chính là lí do tại sao Bầu Trời có màu xanh (do bước sóng ngắn màu xanh nảy bật khắp Bầu Trời), và ánh sáng từ em Mặt Trời có xu hướng cam-đỏ (vì đã nảy bật hết mấy bước sóng ngắn màu xanh rồi còn đâu).
Không khí càng dày đặc thì tán xạ càng mạnh. Chính vì vậy, khi em Mặt Trời xuống thấp (bình minh -hoàng hôn) thì càng cam-đỏ.
Không khí càng dày đặc thì tán xạ càng mạnh. Chính vì vậy, khi em Mặt Trời xuống thấp (bình minh -hoàng hôn) thì càng cam-đỏ.
Trường hợp đặc biệt: Khi em Mặt Trời xuống thấp dưới đường chân trời, lúc này nguồn sáng duy nhất chỉ còn lại Bầu Trời.
II. Mây che:
Mây là yếu tố chính tác động tới cả màu sắc và độ lớn nguồn sáng của em Mặt Trời.
Mây là yếu tố chính tác động tới cả màu sắc và độ lớn nguồn sáng của em Mặt Trời.
Mây là một dạng vật liệu Bán Trong Suốt (Nửa trong suốt, nửa đặc), nghĩa là nó cho phép ánh sáng xuyên qua, nhưng các tia sẽ nảy bật loạn xạ bên trong, kết quả tạo ra ánh sáng mềm (Hiệu ứng như khi ta lấy tờ giấy hay miếng vải mỏng che cái đèn lại, thường thấy ở đèn studio – H4). Chuyển từ nguồn sáng nhỏ-cứng (Mặt Trời) sang dạng lớn-mềm. Bên cạnh đó, vì Mây che phủ bớt Bầu Trời và Mặt Trời nên nó tác động tới màu sắc, làm nguồn sáng chuyển sang màu trắng hơn.
Ok, kết thúc số này tại đây, ace đã phần nào nắm bắt được cách cưa em Mặt Trời hơn chưa? Hãy Like cho mình biết nhé!! Muốn mình đề cập tới những vấn đề nào tiếp theo, hoặc có cao kiến binh pháp nào về các cách cưa gái hãy cmt ngay bên dưới!
Cuối cùng, xin phép tặng các bạn 2 bộ HDRi tìm hiểu thêm về cách cưa đổ em Ánh Sáng: Mời bạn đăng nhập để nhận link download

H1: Sự khác nhau giữa màu sắc và độ cứng-mềm của ánh sáng (chú ý những phần rìa bóng đổ) Credit tác giả hình B: https://www.facebook.com/profile.php?id=100004740095944

H2: Dải quang phổ và bước sóng dài ngắn của ánh sáng